Các chính sách kinh tế vĩ mô và lực lượng kinh tế nhà nước


  Các chính sách kinh tế vĩ mô
        Để thực hiện được các chức năng của mình, nhà nước thường sử dụng một hệ thống chính sách, bao gồm hai loại:
(i)   Chính sách định hưởng phát triển. Các chính sách này có chức năng định hưởng, hưởng dẫn các hoạt động kinh tế, xã hội, chi ra cách thức vận động của nền kinh tế để hưởng tởi các mục tiêu phát triển đặt ra. Hệ thống chính sách định hưởng phát triển bao gồm: chính sách phát triển các ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; chính sách phát triển các vùng kinh tế; chính sách phát triển các lĩnh vực kinh tế, xã hội như: dân số – lao động và giải quyết việc làm, khoa học công nghệ, đất đai, chính sách đầu tư, chính sách mở cửa, hội nhập v.v…

Các chính sách kinh tế vĩ mô và lực lượng kinh tế nhà nước

(ii)   Chính sách điều tiết vĩ mô, bao gồm chính sách tài khoá, tiền tệ. Nhà nước thông qua các công cụ chủ yếu của chính sách tài khoá như: thuế, chi tiêu và công cụ của chính sách tiền tệ như: lãi suất, tỷ giá, quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong các ngân hàng, lãi suất chiết khấu v.v… nhằm điều tiết nền kinh tế theo hưởng thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các chính sách điều tiết còn nhằm tập trung vào thực hiện tốt quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập giữa các đom vị kinh tế và các thành viên trong xã hội, cũng như bảo đảm phúc lợi xã hội cho con người.
          Lực lượng kinh tế nhà nước
         Hiểu theo nghĩa chung nhất, kinh tế nhà nước bao gồm tổng thể các nguồn lực do Nhà nước sở hữu đã, đang và chưa huy động vào sử dụng. Hệ thống kinh tế Nhà nước được chia thành hai nhóm: Nhóm thứ nhất là các doanh nghiệp nhà nước bao gồm doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực sản xuất như công nghiệp, nông nghiệp; các ngân hàng thương mại nhà nước; công ty bảo hiểm nhà nước. Nhóm thứ hai là hệ thống phi doanh nghiệp nhà nước, bao gồm Ngân sách Nhà nước; Ngân hàng Nhà nước; Kho bạc Nhà nước, các Quỹ dự trữ quốc gia; hệ thống tài nguyên, khoáng sản và đất đai; các dịch vụ công cộng do Nhà nước đảm nhận.
        Việc can thiệp của Nhà nước vào quá trình kinh tế đưa kinh tế nhà nước trở thành khu vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành một chủ thể kinh tế lởn giúp Chính phủ thực hiện chức năng ổn định, công bằng và hiệu quả. Cụ thể:
         Một là, với tư cách là chủ thể kinh tế có tiềm năng mạnh, Chính phủ đã tham gia vào vòng luân chuyển kinh tế, sử dụng lực lượng tài chính tiền tệ nhà nước như một công cụ mạnh mẽ trong việc phân phối các nguồn lực, hưởng nền kinh tế theo các mục tiêu vĩ mô đã định.
        Hai là, Các lực lượng dự trữ quốc gia the hiện cả bằng hiện vật và giá trị là công cụ giúp Chính phủ ổn định thị trường, cân bằng cung – cầu; bảo đảm ổn định kinh tế, công bằng xã hội, an ninh quốc gia; thực hiện các định hưởng phát triển.
         Cuối cùng, hệ thống doanh nghiệp nhà nước thực hiện những chức năng: cung cấp hàng hoá dịch vụ, giải quyết việc làm, thu nhập, kích thích tiêu dùng, chống đỡ khủng hoảng kinh tế. Với tư cách là công cụ để nhà nước điều tiết các hoạt động của nền kinh tế quốc dân, thông qua đó hưởng dẫn các khu vực kinh tế khác phát triển, các doanh nghiệp nhà nước còn có tác dụng thúc đẩy và tạo môi trường cho kinh tế tư nhân phát triển, tham gia vào chông độc quyền tự nhiên, tối đa hoá phúc lợi xã hội.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: quy luật kinh tế