Giai đoạn phát triển của Rostow


      Đây là giai đoạn trung tâm của sự phân tích các giai đoạn phát triển của Rostow. Thuật ngữ này hàm ý một đất nước bưc vào giai đoạn phát triển hiện đại và ổn định, cất cánh là giai đoạn mà lực căn của xã hội truyền thống và các thể lực chống đối sự phát triển bị đẩy lùi, các lực lượng tạo ra sự tiến bộ về kinh tế đang lởn mạnh và trở thành lực lượng thống trị xã hội. Những yếu tố cơ bản đảm bảo cho sự cất cánh là: huy động được nguồn vốn đầu tư cần thiết, tỷ lệ tiết kiệm tăng lên ít nhất chiếm 10% trong thu nhập quốc dân thuần tuý. Ngoài vốn đầu tư trong nước nguồn vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng, khoa học, kỹ thuật tác động mạnh vào nông nghiệp và công nghiệp, công nghiệp giữ vài trò đầu tầu, có tốc độ tăng trưởng nhanh, đem lại lợi nhuận lởn, lợi nhuận lại được tái đầu tư phát triển sản xuất, thông qua nhu cầu thu hút công nhân, kích thích phát triển khu vực đô thị và các lĩnh vực dịch vụ. Khu vực nông nghiệp được áp dụng kỹ thuật mi và được thương mại hoá tạo ra sự thay đổi trong nhận thức và lối sống của người nông dân. Cơ cấu ngành kinh tế của giai đoạn này là công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ. Theo Rostow, giai đoạn này kéo dài khoảng 20- 30 năm.
 
Giai đoạn phát triển của Rostow


 Giai đoạn trưởng thành
      Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là tỷ lệ đầu tư tăng liên tục, cao ti 20% thu nhập quốc dân thuần tuý; Khoa học – kỹ thuật mi được ứng dụng trên toàn bộ các mặt hoạt động kinh tế; Nhiều ngành công nghiệp mi, hiện đại phát triển; Nông nghiệp được cơ gii hoá, đạt được năng suất lao động cao; Nhu cầu xuất nhập khẩu tăng mạnh, sự phát triển kinh tế trong nước hoà đồng vào thị trường quốc tế. Theo Rostow, giai đoạn này dài tới 60 năm. Cơ cấu ngành kinh tế trong giai đoạn này là công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp.
     Giai đoạn tiêu dùng cao
     Trong giai đoạn này có hai xu hưởng cơ bản về kinh tế: Thứ nhất, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, dân cư giàu có dần đến sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tinh vi, cao cấp; thứ hai. cơ cấu lao động thay đối theo hưởng tăng tỷ lệ dân cư đô thị và lao động có tay nghề có trình độ chuyên môn cao. về mặt xã hội các chính sách kinh tế hưởng vào phúc lợi xã hội nhằm tạo ra nhu cầu cao về hàng tiêu dùng lâu bền va các dịch vụ xã hội của các nhóm dân cư. Theo Rostow, đây là giai đoạn dài nhất, và ông cho ràng người Mỹ cần khoáng 100 năm để chuyển từ giai đoạn trưởng thành tởi mức cuối cùng này và cơ cấu ngành trong giai đoạn này có dạng dịch vụ – công nghiệp.
     Mô hình W. Rostow mặc dù có nhiều hạn chế về cơ sở của sự phân đoạn trong phát triển kinh tế cũng như sự nhất quán về đặc trưng của mỗi giai đoạn so vởi thực tế, nhưng đứng trên góc độ mối quan hệ giữa sự chuyển dịch cơ cấu vởi quá trình phát triển thì mô hình này đã chí ra một sự lựa chọn hợp lý về dạng cơ cấu ngành tương ứng vởi mỗi giai đoạn phát triển nhất định của mỗi quốc gia.


Các giai đoạn phát triển kinh tế (lý thuyết phân kỳ của Rostow)


      Phát triển vởi bản chất nêu trên phải là một quá trình lâu dài, diễn ra theo các nấc thang tuần tự và do các nhân tổ nội tại của nền kinh tế quyết định. Trong cuốn “Các giai đoạn phát triển kinh tế” (The Stages of Economic Growth, 1961) của Walter w. Rostow, một nhà lịch sứ kinh tếnổi tiếng, đã đưa ra một cách tổng hợp theo lịch sử về những bước (giai đoạn) tuần tự mà mồi quốc gia phải trải qua trong quá trình phát triền. 

Các giai đoạn phát triển kinh tế (lý thuyết phân kỳ của Rostow)

     Theo ông, quá trình phát triển kinh tế trái qua 5 giai đoạn. Mỗi giai đoạn được đặc trưng bởi cơ cấu ngành kinh tế, tỷ lệ tích luỹ, những đặc trung của sự phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế, xã hội. Việc xem xét các giai đoạn phát triển của w. Rostow tập trung làm rõ các vấn đề sau: Dưới tác động nào mà xã hội nông nghiệp truyền thống đã bắt đầu quá trình hiện đại hoá; Những lực lượng nào đã thúc đẩy quá trình tăng trưởng; Những đặc trưng cơ bản của từng giai đoạn phát triển; Những lực lượng nào tác động đến mối quan hệ giữa các khu vực trong quá trình tăng trưởng. Cụ thể từng giai đoạn phát triển được phân tích như sau:
     Xã hội truyền thông
     Giai đoạn này được định nghĩa là giai đoạn dựa trên khoa học và công nghệ tiền Newton. Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là: nên kinh tế thông trị bởi sản xuất nông nghiệp, năng suất lao động thấp do sản xuất chủ yêu bằng công cụ thủ công, tích luỹ gần như là con số 0. Hoạt động chung của xã hội kém linh hoạt, sản xuất nông nghiệp còn mang nặng tính tự cung tự cấp. Tuy vậy xã hội truyền thống cũng không hoàn toàn là tĩnh tại, mức sản lượng có thể vẫn tăng liên tục do diện tích canh tác được mở rộng, hoặc do áp dụng những cải tiến trong sán xuất như xây dựng hệ thống thuỷ lợi hay áp dụng giống cây trồng mới. Song nhìn chung nền kinh tế vẫn không có sự biến đổi mạnh. Cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ này là cơ cấu nông nghiệp thuần tuý.
     Giai đoạn chuẩn bị cất cánh
     Đây được coi là thời kỳ quá độ giữa xã hội truyền thống và sự cất cánh vởi nội dung cơ bản là chuẩn bị những điều kiện tiên quyết để cất cánh: những hiểu biết về khoa học – kỹ thuật đã bắt đầu được áp dụng vào săn xuất trong cá nông nghiệp và công nghiệp; Giáo dục được mỡ rộng và có nhũng cải tiến phù hợp với những yêu cầu mới của sự phát triển; Nhu cầu đầu tư tăng lên đã thúc đẩy sự hoạt động của ngân hàng và sự ra đời của các tổ chức huy động vốn. Tiếp đó giao lưu hàng hoá trong và ngoài nước phát triển đã thúc đẩy sự hoạt động trong ngành giao thông vận tải, thông tin liên lạc. Tuy vậy, tất cả các hoạt động này chưa vượt qua được phạm vi giới hạn của một nền kinh tế với những đặc trưng truyền thống, năng suất thấp. Cơ cấu ngành kinh tế trong giai đoạn này là cơ cấu nông- công nghiệp.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: quy luật kinh tế