Nền kinh tế phụ thuộc rất lớn bởi nước ngoài
Những đặc trưng nói đã tạo ra những rào cản mang tính cố hữu làm
cản trở quá trinh thực hiện các mục tiêu phát triển của các nước đang phát
triển, những rào cán đó là sự hạn chế về vốn đầu tư, trình độ phát triển công
nghệ, kỹ thuật sản xuất và vốn nhân lực. Do đó quá trinh phát triển của các
nước này bị phụ thuộc nhiều bởi các nước đang phát triển trên nhiều phương
diện.
Thứ nhất, đó là sự phụ thuộc bởi nguồn vốn đầu tư: các nước đang
phát triển, trung bình chỉ bảo đảm lượng tích lũy nội địa trên GDP khoảng
10-20%, trong khi đó nhu cầu đầu tư lại cao, so với GDP lên tới 30-40%, vì thế
để phát triển kinh tế, các nước này phải hướng tới vay nợ nước ngoài và phụ
thuộc nhiều vào nước chủ nợ. Thứ hai, phụ thuộc bởi công nghệ – kỹ thuật và lao
động có trình độ cao nước ngoài: các nước đang phát triển thường có trình độ
công nghệ kỹ thuật thấp (khoảng 60% công nghệ ở mức thấp), khả năng nghiên cứu
triển khai trong nước lại hạn chế do thiếu vốn, năng lực, vì vậy, thường phải
sử dụng công nghệ và chuyên gia nước ngoài thông qua các hình thức khác nhau
như đầu tư trực tiếp, nhập khấu, mua báncông nghệ nước ngoài và phụ thuộc vào
tốc độ và trình độ phát triển của khoa học công nghệ các nước phát triển. Thứ
ba, phụ thuộc bởi thị trường quốc tế, nhất là thị trường cung cấp hàng hóa
trung gian: các nước đang phát triển thường xuất khẩu sản phẩm thô, nhưng lại
phải nhập khẩu hàng hóa đầu vào của các quá trình sán xuất do họ không có khả
năng sản xuất ra các hàng hóa này. Điều đó gây ra những hạn chế về tính hiệu
quả cũng như tính chủ động trong quá trình thực hiện các mục tiêu tăng trưởng
và phát triển kinh tế.
Sự cần thiết lựa chọn con đường phát triển
Những đặc trưng trên đây chính là những trớ ngại đối với sự phát triển,
chúng có liên quan chặt chẽ với nhau, tạo ra vòng luẩn quấn của sự nghèo khổ
(xem hình 1 -1), làm cho khoảng cách giữa các nước phát triển và các nước đang
phát triển ngày càng gia tăng.
Đúng trước tình hình này đòi hỏi các nước đang phát triển phải có
biện pháp để phá vỡ vòng luẩn quẩn. Trong khi tìm kiếm con đường phát triển đã
dẫn đến những xu hướng khác nhau. Có những nước vẫn tiếp tục rơi vào tình trạng
trì trệ, thậm chí phát triển thụt lùi, xã hội rối ren, như một số nước châu Phi
cận Sahara, hay một số nước Nam Á. Có những nước đà đạt được tốc độ tăng trưởng
khá, đưa đất nước ra khỏi vòng luẩn quấn, nhưng rồi lại rơi vào những cuộc
khủng hoảng với những vòng luẩn quẩn mới như Philippines.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
quy luật kinh tế