Phương pháp phân tích so sánh: Để đánh giá một quá trình hay
yếu tố phát triển, cần phái dựa trên cơ sớ so sánh toàn diện, bao gồm so sánh
theo chuỗi thời gian (gợi tát là so sánh chuỗi) và so sánh với những đối tượng
hay quá trình có liên quan gọi là so sánh chéo. So sánh chuỗi tức là phải đặt
quá trình phát triển trong một quá trình dài, với các số liệu qua nhiều năm, để
xem xét và rút ra những kết luận mang tính xu hướng.
So sánh chéo là việc đặt yếu tố hay quá trình phát triển với các
yếu tố có liên quan hay với cũng yếu tố ấy nhưng diễn ra ớ các không gian khác
nhau, từ đó có những kết luận chính xác về thực trạng phát triển của yếu tố
nghiên cứu, làm cơ sở cho những đề xuất hay lựa chọn hợp lý.
Phương pháp định lượng: đây là một phương pháp không thê thiêu
được trong nghiên cứu Kinh tế phát triển. Việc hệ thống hóa những vân đê mang
tính xu hướng trong quá trình phát triển hay xác định mối liên hệ giữa các yếu
tố kinh tế, xã hội với nhau cần phái sứ dụng các công cụ tính toán trong thống
kê, kinh tế lượng như các cách tính trung bình, cách xác định các hệ số co
giãn, v.v… Cao hơn nữa, để xác định tính quy luật trong quá trình phát triển,
hoặc xác định ánh hưởng của các yếu tố kinh tế, xã hội đến quá trinh phát triển
kinh tế. Ngoài phân tích định tính, cần sử dụng các mô hình kinh tế lượng để
lượng hóa tác động cũng như ánh hưởng của các yếu tố đến quá trình phát trien
như thế nào.
Phương pháp phân tích các mô hình lý thuyết và thực tiễn (kinh nghiệm
thực tiễn đúc kết thành mô hình): Vì mục tiêu, tôn chí của môn học là tìm ra
đường đi hợp lý nhất cho các nước đang phát triển, nên cần nhấn mạnh việc đến
việc phân tích các mô hình lý thuyết và thực tiễn có liên quan đến quá trình
phát triển; đi sâu phân tích những kinh nghiệm thực chứng của các nước đang
phát triển đã thực hiện thành công (hoặc không thành công) quá trình phát triển
kinh tế; những bài học của các nước phát triển cũng được đề cập trong nội dung
môn học.
Tất cá các phương pháp đề cập trên đây đã tạo nên những luận cứ đa
chiều và phong phú, giúp cho các nước đang phát triển tim kiếm con đường đi hợp
lý nhất cho mình trong quá trình phát triển và thực hiện mục tiêu rượt đuổi các
nước phát triển.
Đọc thêm tại: http://quyluatkinhtehoc.blogspot.com/2015/06/phuong-phap-nghien-cuu-thuc-chung-va.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
quy luat kinh te