(1) Mức sống thấp
Ở các nước đang phát triển, mức sống nói chung đều rất thấp đối
với đại đa sổ dân chúng. Mức sống thấp biểu thị cả về lượng và chất dưới dạng
thu nhập thấp, thiếu nhà ở, sức khoẻ kém, ít được học hành, tỷ lệ tử vong của
trẻ sơ sinh cao, tuổi thọ thấp. Mức thu nhập thấp thể hiện rõ nhất ở mức thu
nhập bình quân đầu người (GN1/ người).
Theo Báo cáo phát triển thế giới 2010 của Ngân hàng Thế giới, tỷ
lệ thu nhập tạo ra ở các nước đang phát triển chỉ chiếm 22% tổng thu nhập toàn
thế giới. Thu nhập bình quân đầu người của các nước đang phát triển (thu nhập
thấp và trung bình) đạt 2.337 USD, trong đó các nước thu nhập thấp chỉ đạt bình
quân 578 USD/người/năm, các nước thu nhập trung bình đạt con số tương ứng là
2.872 USD. Trong khi đó, mức thu nhập bình quân đầu người trung bình toàn thế
giới đạt 7.958 USD, các nước phát triển đạt tới 37.566 USD/người/năm. Các nhà
kinh tế trên thế giới thường lấy mức 3000 USD/người (ngưỡng đạt thu nhập trung
bình cao) làm mốc phản ánh khả năng giải quyết được những nhu cầu cơ bản của
con người, đạt được mức này phản ánh sự biến đối về chất trong hoạt động kinh
tế và đời sổng xã hội. Hiện nay còn khoảng 100 nước đang phát triển có mức thu
nhập bình quân dưới 2000 USD/người, trong đó có khoảng trên 50 nước có mức thu
nhập bình quân dưới 1000 USD/người. Điều này phản ánh khả năng hạn chế của các
nước đang phát triển trong việc giải quyết các nhu cầu cơ bản của con người.
(2) Nền kinh tế chịu sự chi
phối nhiều bởi nông nghiệp
Các nước đang phát triển thường có tỷ trọng GDP của khu vực
nông nghiệp chiếm tương đối cao trong cơ cấu kinh tế. Theo số liệu trong Bảo
cáo phát triển thế giới 2010, trung bình toàn thế giới, tỷ trọng nông nghiệp
chiếm 3%, công nghiệp 28% và dịch vụ là 69%; con số này ở các nước phát triển
tương ứng là 2%, 26% và 72%, trong khi đó các nước thu nhập thấp là 25%, 28% và
47%, các nước thu nhập trung bình thấp là 13%, 41% và 46%.