Lựa chọn con đường phát triển kinh tế của Việt Nam


Trước thời kỳ đổi mới kinh tế (năm 1986), Việt Nam đã lựa chọn con đường nhấn mạnh công bằng xã hội trước và tăng trường kinh tế sau (mô hình thứ nhất) giống như các nước thuộc hệ thống XHCN trước đây. Với sự lựa chọn này, chúng ta đã dành được nhiều thành tựu về tiến bộ, công bằng xã hội, các chỉ số về giáo dục, y tế, công bằng xã hội của Việt Nam thường đạt được cao hơn so với các nước có cùng mức thu nhập.

Lựa chọn con đường phát triển kinh tế của Việt Nam

Tuy nhiên, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng rất chậm, mức thu nhập bình quân đầu người ở mức rất thấp (năm 1976 đạt 140 USD, năm 1985: 193 USD), thuộc 1 trong 20 nước có mức thu nhập bình quân đầu người thấp nhất thế giới. Bước sang thời kỳ đổi mới (từ 1986 trở đi), Việt Nam đã hưởng theo mô hình nền kinh tế thị trường định hưởng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước và dành được nhiều thành tựu về tăng trưởng kinh tế, việc thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 1991-2000 đã giúp chúng ta thoát khỏi cửa ải thứ nhất là thoát ra khói cuộc khủng hoảng kinh tể, tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ nhanh.
Tuy đã dành được những thành tựu nhất định trong nhiều lĩnh vực từ thập niên 90 của thể kỷ thứ 20, tuy vậy, bước vào thời kỳ chiến lược 2001-2010, chúng ta vẫn bị đánh giá là có nguy cơ tụt hậu về kinh tế, thu nhập bình quân đầu người năm 2000 mi chỉ đạt khoảng 400 USD, nếu so sánh với sự phát triển vượt trội của các nước trong khu vực, khoảng cách tuyệt đối về thu nhập bình quân trên đầu người của Việt Nam ngày càng xa so với họ.
Vì vậy, yêu cầu tăng trưởng kinh tế nhanh đã trở thành bức xúc, hàng đầu để thực hiện mục tiêu phát triển. Thực hiện tăng trưởng nhanh mới có thể kéo nước ta ra khỏi danh sách các nước nghèo, kém phát triển, và chống tụt hậu xa hơn, thu hẹp dần khoảng cách phát triển so với các nước xung quanh. Hơn thể nữa, thể kỷ 21, tình hình về kinh tế quốc tế có nhiều thay đổi, mở cửa, hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng rộng rãi đã cho phép chúng ta có thể sử dụng được những lợi thế của các nước đi sau để khắc phục những rào cản thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh trong nhiều năm qua như sự thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu lao động tay nghề và thiểu thị trường tiêu thụ cũng như cung cấp sản phẩm.
Mặt khác, con đường mà Việt Nam lựa chọn trong thời kỳ đổi mới kinh tế là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khía cạnh “xã hội chủ nghĩa” đặt yêu cầu tiến bộ và công bằng xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Quan tâm đến tiến bộ và công bằng xã hội chính là mặt văn hóa của của sự phát triển mà chúng ta theo đuổi phù họp với định hướng xã hội chủ nghĩa và nó chính là một phần của mô hình phát triển đất nước.
          Từ khóa tìm kiếm nhiều: quy luật kinh tế