Sự lựa chọn con đường phát triển toàn diện đã
thể hiện khá rõ trước hết trong quan điểm phát triển đặt ra trong chiến lược
phát triển kinh té – xã hội giai đoạn 2001-2010: phát triển nhanh, hiệu quả và
bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và
bảo vệ môi trường. Phấn đấu đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh
thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự
hài hòa giữa con người với tự nhiên.
Tiếp theo, nhiều chiến lược và các văn kiện
khác đã cụ thể hóa, hoàn thiện và bổ sung cho nội dung của mô hình phát triển
toàn diện mà chúng ta lựa chọn. Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói
giảm nghèo (CPRGS) được Chính phủ phê duyệt tháng 5 năm 2002, đã nhấn mạnh việc
xóa đói giảm nghèo là yếu tố cơ bản để bảo đám công bằng xã hội và tăng trưởng
bền vững, và ngược lại chỉ có tăng trưởng cao, bền vững mới có sức mạnh vật
chất để hỗ trợ người nghèo vươn lên. CPRGS đã đưa ra cụ thể mục tiêu, cơ chế,
chính sách và giải pháp thực hiện sự kết hợp hai nội dung kinh tế và xã hội
trong quá trình phát triển đất nước.
Một văn kiện mang tính cụ thể hóa và hoàn
thiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2001-2010 thể hiện sự
lựa chọn mô hình phát triển toàn diện của Việt Nam là Định hướng chiến lược
phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 Việt Nam – Agenda 21 –
VN) do Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt tháng 8/2004. Theo tài liệu này, phát
triển kinh tế của Việt Nam là quá trình kết họp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa cả
ba mặt là kinh tế, xã hội và môi trường.
Mục tiêu về kinh tế đạt được đó là sự tăng
trưởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời
sống của nhân dân, tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai, tránh
để lại gánh nặng nợ nần lớn cho thế hệ mai sau. Mục tiêu về xã hội là đạt được
kết quả cao trong thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, báo đảm chế độ dinh
dưỡng và chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được nâng cao, mọi
người đều có cơ hội được học hành và có việc làm, giảm tình trạng nghèo đói và
hạn chế khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp, các nhóm dân cư trong xã hội,
nâng cao mức công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và các thể
hệ, duy trì và phát huy được tính đa dạng và bản sắc văn hóa dân tộc, không
ngừng nâng cao trình độ văn minh về đời sống vật chất và tinh thần. Mục tiêu về
môi trường là khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quá nguồn tài nguyên, thực
hiện việc tái sinh tài nguyên và chống ô nhiễm môi trường.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
các quy luật kinh tế