Nền kinh tế thị trường


    Với những ưu thể nói trên Adam Smith, người được coi là người sáng lập ra dòng kinh tế học, trong tác phẩm “Của cải các dân tộc” đã khẳng định: nhờ cơ chế bàn tay vô hình của thị trường sẽ dẫn dắt việc sản xuất ra những hàng hoá mà mọi người mong muốn theo cách tốt nhất.

Nền kinh tế thị trường

    Những ý tưởng của Adam Smith đã có ánh hưởng đến nhiều nhà kinh tế học vào thể kỷ thứ 19 như Stuart Mill và Nassau Senior người Anh, họ đã đưa ra một thuyết gọi là thuyết kinh doanh tự do và đưa đến sự ra đời của một mô hình kinh tế thị trường thuần tuý. Đó là nền kinh tế mà mọi hàng hoá và dịch vụ đều do khu vực tư nhân sản xuất và mọi hoạt động mua bán giao dịch đều diễn ra trên thị trường, với giá cả là sản phẩm của sự tương tác giữa cung và cầu.
    Đặc biệt thập niên 80 của thể kỷ 20, Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đã trở nên nổi tiếng vởi bài phát biếu tại Cancun, Mexico: “Magic of the market” (Ma thuật của thị trường) vởi quan niệm “bàn tay vô hình” sẽ cho một “cú sút” vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Theo ý tưởng này một trào lưu phát triển nền kinh tế thị trường tự do được hình thành ở nhiều nước trên thể giới, kế cá các nước đang phát triển, hình thành trường phái “Tân tự do hoá kinh tế” với sự thống trị của quan điểm tư nhân hoá một cách triệt để nền kinh tế và mở rộng tối đa hoạt động của thị trường.
    Tuy vậy những gì diễn ra trên thực tế ở các nước chuyến qua nền kinh tế thị trường tự do được đánh giá là không thành công theo mong muốn. Theo cơ chế thị trường tự do nhiều nước đã tìm được cách nâng cao tốc độ tăng trưởng và giảm lạm phát, nhưng đi đôi với điều đó lại nảy sinh một loạt các tiêu cực và những xu thế xấu trong nền kinh tế, kể cả những vấn đề thuộc về xã hội, chính trị v.v…, sau nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế, nhất là sau thời kỳ khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu xảy ra vào tháng 10/2008 từ Hoa Kỳ, đã khẳng định sự thất bại của thuyết (chủ nghĩa) tân tự do trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.
    Nhiều nhà khoa học cho rằng: cuộc khủng hoảng lần này cho thấy nhiều nước (trong đó có nước Mỹ) cần thiết phải xem xét lại triết lý và mô hình tăng trưởng kinh tế hiện tại đang áp dụng, trong đó đặc biệt cần phải xem xét quan điểm về vai trò kinh tế của nhà nước. Điều đó chứng tỏ trong lòng thị trường và cơ chế kinh tế thị trường chứa đựng những khuyết tật đáng kể.