Lựa chọn con đường phát triển


Nội hàm của phát triển kinh tế (như đã phân tích trong mục 2.1.1) đã khá rõ ràng. Tuy vậy, trong quá trình tìm kiếm con đường phát triển, các nước đã sử dụng nhiều cách đi khác nhau, nội dung trọng tâm của quá trình lựa chọn và hình thành mô hình phát triển của mỗi nước là quan điểm giải quyết mối quan hệ giữa mặt kinh tế (tăng trưởng) và mặt xã hội (tiến bộ và công bằng xã hội) trong quá trình phát triển. Nhiều nước, quá trình lựa chọn con đường phát triển đã đồng nhất một cách ngây thơ giữa phát triển kinh tể với tăng trưởng kinh tể, và tìm mọi cách để giải quyết bài toán tăng trưởng kinh tế nhanh. Có những nước thì lại qua nhấn mạnh đen giải quyết công băng xã hội và xem đó là tất cả những gì gọi là phát triển v.v… Các nghiên cứu thực nghiệm cũng đã đúc kết thành ba mô hình cụ thể, mỗi mô hình có những đặc trung riêng, và có những kết cục tất yếu của nó.

Lựa chọn con đường phát triển

Mô hình nhấn mạnh công bằng xã hội trước và tăng trưởng kinh tể sau
Đây là mô hình được sử dụng trong lịch sử phát triển của các nước thuộc hệ thống Xã hội chủ nghĩa trưởc đây (gọi là thể giởi thứ 2), như: Liên Xô cũ, các nước XHCN Đông Âu, Cu Ba, Trung Quốc, Việt Nam, V.V…. Ý tưởng chung của mô hình là coi các chính sách tạo sự công bằng xã hội là điều phải làm trưởc tiên khi thu nhập của nền kinh tế, tăng trưởng còn ở tình trạng rất thấp và xem như đó là điều kiện, là điếm mấu chốt để thực hiện tăng trưởng và phát triển kinh tế. Theo mô hình này, quá trình phát triển phải được bắt đầu bằng sự kiện “tước đoạt của những kẻ đã đi tước đoạt” thông qua chính sách cải cách ruộng đất và đánh tư sản. Nhà nước tiến hành quốc hữu hoá tài sản, nguồn lực được phân phối lại cho các đơn vị kinh te dưới hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể. Phân phối theo lao động là hình thức phân phối cơ bản nhất, được thực hiện theo nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo lao động. Ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít, ai có sức lao động không làm không hưởng”.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: quy luat kinh te