Hàng hóa công cộng là những hàng hóa không có tính cạnh tranh
trong tiêu dùng, việc một cá nhân đang hưởng thụ lợi ích do hàng hóa đó tạo ra
không ngăn cản những người khác cùng đồng thời hưởng thụ lợi ích cua nó. Hay
nói cách khác, đó là các hàng hóa và dịch vụ hữu ích cho xã hội nhưng không thể
hoặc rất khó khăn để chia nhỏ hàng hóa đó thành từng đơn vị tiêu dùng.
Lợi ích tiêu dùng hàng hóa này chí có thể được hưởng thụ chung
giữa tất cá mọi người. Ví dụ như: các chương trình truyền thanh, truyền hình;
an ninh quốc phòng; đường sá, cầu cổng; ánh sáng điện ngoài đường phổ v.v… Hàng
hóa công cộng có hai loại là hàng hoá công cộng thuần tuý và hàng hoá công cộng
không thuần tuý.
Các
hàng hóa công cộng thuần túy có hai đặc trưng:
Thứ nhất, không thể thực hiện được định suất sử dụng chúng, tức
là không thể phân bổ theo khẩu phần để sử dụng, không thể loại trừ được người
tiêu dùng. Ví dụ rõ rệt nhất là vởi quốc phòng. Nếu quốc phòng của một nước đặt
mục tiêu ngân chặn một cuộc tiến công từ nước ngoài, thì tất cả công dân trong
nước đều được hưởng lợi ích này, không có cách nào đê loại trừ một cá nhân ra
khỏi sự hưởng thụ này, không ai có thê ngăn cán những người không chịu trá thuế
để duy trì bộ máy quốc phòng khỏi việc hưởng thụ sự an ninh do quốc phòng mang
lại. Đối vởi hàng hoá công cộng thuần túy việc ngăn chặn không cho ai đó hưởng
thụ nhiều khi rất tốn kém và nguy hại. Ví dụ như nếu ngăn chặn không cho ai đó
được hưởng thụ chương trình tiêm chủng quốc gia có thể gây thiệt hại cho xã
hội.
Thứ hai, Hàng hóa công cộng không cần thiết việc định suất sử
dụng, điều đó có nghĩa là không cần thiết loại trừ bất kỳ người tiêu dùng nào
vi tiêu dùng của một cá nhân không làm giảm số lượng tiêu dùng đối vởi những
người khác. Ví dụ như khi các chương trình truyền thanh đã phát sóng thì bất kể
ai có phương tiện thu thanh đều có thể thưởng thức các chương trình này, cho dù
họ không trá một đồng nào cho đài phát thanh.
Hàng hóa công cộng không thuần túy là những hàng hóa chỉ có một
trong hai đặc điểm nêu trên ở các mức độ khác nhau. Cụ thể là: một số hàng hóa
có thể định suất sử dụng tức là có thể loại trừ được người tiêu dùng nhưng
không cần thiết phải loại trừ. Ví dụ như con đường không đông người qua lại và
có thể đánh thuế đường. Nhưng thuế đường có thể làm giảm việc đi lại, mặc dù
không có chi phí đáng kể nào liên quan đến việc sử dụng con đường. Một số hàng
hóa công cộng mà việc loại trừ sử dụng cóthể thực hiện được nhưng rất tốn kém.
Ví dụ: cung cấp nước sạch không mất tiền, mặc dù có thể lắp đặt đồng hồ đo
nước, nhưng có thể chi phí lại cao hơn lợi ích.
Đối với hàng hóa công cộng thuần túy, thị trường sẽ không lựa chọn
vì sẽ gặp khó khăn rất lớn trong việc tạo doanh thu bù đắp chi phí; hoặc không
được quyền lựa chọn do tính chất bí mật quốc gia. Đối với hàng hóa công
cộng không thuần túy nếu để thị trường lựa chọn tức là bảo đảm cung cấp bằng
các nhà tư nhân thì sẽ không bảo đảm hiệu quả xã hội do họ sẽ bắt người sử dụng
phải nộp tiền để sử dụng hàng hóa, điều đó không khuyến khích các cá nhân sử
dụng, dẫn đến việc sử dụng dưới khả năng cung ứng của hàng hóa này.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
thu nhap binh quan dau
nguoi