Những ưu thế của kinh tế thị trường


      Ngày nay không một ai phủ nhận vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của kinh tế thị trường trong quá trình phát triển nền sản xuất xã hội, phát triển lực lượng sản xuất; và cũng không còn ai ngây thơ cho rằng kinh tế thị trường là sản phẩm riêng có của chủ nghĩa tư bản. Đảng cộng sản Việt Nam đã khắng định: “sản xuất hàng hoá không đối lập vi chủ nghĩa xã hội, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng” (Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 8, nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 97). Nói về những ưu thể của thị trường, có thể thấy rất rõ những biểu hiện sau đây:

Những ưu thế của kinh tế thị trường

Một là, cơ chế giá cả thị trường giúp người sản xuất và người tiêu dùng thực hiện được sự lựa chọn tối ưu nhất. Thông qua dấu hiệu giá cả hàng hoá, các nhà sản xuất thực hiện sự lựa chọn tối ưu vê quy mô, chủng loại hàng hoá và dịch vụ cần sản xuất và cung cấp trên thị trường để đạt được lợi nhuận tối đa. Người tiêu dùng cũng dựa vào các dấu hiệu của thị trường đế thực hiện sự lựa chọn các hành vi tiêu dùng sao cho đạt được độ thoả dụng cao nhất từ khả năng thu nhập của mình. Như vậy thị trường thực hiện phân bố một cách có hiệu quả những nguồn lực khan hiếm cho các mục tiêu có thể thay thể cho nhau. Điểm lựa chọn tối ưu của thị trường chính là điểm mà cả nhà sản xuất và người tiêu dùng đạt được hiệu quả cao nhất.
Hai là, cơ chế cạnh tranh thị trường tạo ra một sự kích thích hoạt động kinh tế mạnh và có hiệu quá nhất. Để dành thắng lợi trong cạnh tranh, các nhà sản xuất phải tìm cách áp dụng các biện pháp kinh tế và kỹ thuật đế nâng cao năng suất lao động, số lượng và chất lượng hàng hoá, dịch vụ, tiết kiệm chi phí sán xuất và chi phí lưu thông để nâng cao lợi nhuận. Người tiêu dùng cũng phải cố gắng tìm cách tăng thu nhập đế có được hàng hoá nhiều hơn. Các nhà đầu tư và những nhà sáng chế cũng thu được nhiều lợi nhuận từ cạnh tranh.
Ba là, nền kinh tế thị trường thể hiện tính năng động, nhạy bén, linh hoạt và cơ động hơn rất nhiều so với các nền kinh tế khác. Thị trường vi tư cách là “bàn tay vô hình” đã tạo nên cơ chế tự điều chỉnh giúp cho các nhà sản xuất và tiêu dùng điều tiết hành vi sản xuất kinh doanh của mình làm sao đạt hiệu quả cao nhất. Ví dụ, khi có sự dư cung hàng hoá đồ dùng học tập học sinh, giá cá loại hàng hoá này trên thị trường giảm đi, dấu hiệu này làm các nhà sản xuất sẽ có xu hưởng giảm quy mô sản xuất còn người tiêu dùng lại tăng lượng cầu tiêu dùng đối vi loại hàng hoá này và kết quả là thị trường đồ dùng học tập sẽ tự điều chỉnh về điểm cân bằng.