Sự khác biệt giữa các nước đang phát triển


      Theo các phân loại trên,Việt Nam thuộc nhóm các nước đang phát triển có mức thu nhập thuộc nhóm các nước trung binh thấp (được UN công nhận vào năm 2009, năm 2010 đạt 1.170 đô la Mỹ), và thuộc nhóm nước có trình độ phát triển con người ở mức trung bình (theo số liệu năm 2010 của UN), HD1 của Việt Nam đạt 0,575, xếp thứ 113 trong số 169 nước tham gia xếp loại chính thức.

Sự khác biệt giữa các nước đang phát triển

       Việt Nam, mặc dù trước năm 2009, thuộc nhóm nước thu nhập thấp (L1C), nhưng nhiều chục năm nay không phải là một thành viên của nhóm nước LDC, bới những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, nhất là những thành tựu trong giáo dục (thể hiện qua chỉsố tỷ lệ biết chữ hay số năm đi học trung bình), chăm sóc sức khoẻ (thế hiện qua tiêu chí tuổi thọ bình quân) và thực hiện một nền nông nghiệp canh tác theo xu hướng hiện đại.
CÁC ĐẶC TRUNG CƠ BẢN CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂNVÀ SỰ CẦN THIẾT CHO CON ĐƯỜNG ĐANG PHÁT TRIỂN
Sự khác biệt giữa các nước đang phát triển
     Mặc dù các nước đang phát triển có sự tương đồng nhất định về điều kiện lịch sử, địa lý, chính trị và kinh tế, những giữa các nước cũng có sự khác biệt cơ bản, tạo nên tính đa dạng cho các nước này. Những khác biệt này chi phối đến việc xác định lợi thế của từng nước.
Quy mô đất nước
     Xem xét quy mô đất nước dưới góc độ diện tích hay dân số cũng được coi là những yếu tố quan trọng xác định tiềm năng của một nước. Trong khoảng 130 nước đang phát triển, có những nước diện tích rộng lớn và đông dân cư, như Trung Quốc, Ấn độ, Braxin. Ngược lại, có những nước nhỏ cả về diện tích và dân số như Brunei, Guinee – Bissau, Maldives v.v… Nước lớn thường có vị thế tài nguyên phong phú, thị trường tiềm năng. Tuy vậy, nó cũng tạo ra những khó khăn về quản lý hành chính, về sự thống nhất quốc gia trong các lĩnh vực chính trị, xã hội, cũng như sự cân đối giữa cáckhu vực. Trên thực tế, cũng không thấy có mối quan hệ nào được thiết lập giữa quy mô đất nước với mức thu nhập bình quân đầu người, ví dụ như cùng là các nước có diện tích và dân số lớn, nhưng thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc là 7.258 USD, Án Độ là 3.337 USD, Braxin là 10.607 (GNI/người, tính theo sức mua tương đương – ppp, số liệu Báo cáo phát trien con người 2010). Giữa các nước có quy mô nhỏ cũng vậy, trong khi thu nhập bình quân đầu người của Fiji là 4.315 USD, thì của Guiñee – Bissau chi là 538USD (theo GNl/người năm 2010, tính theo PPP).

Từ khóa tìm kiếm nhiều: các quy luật kinh tế