Vai trò của khu vực nhà nước và khu vực tư nhân


 Bối cảnh lịch sử
      Nguồn gốc lịch sử khác nhau của các nước đang phát triển cũng tác động đến những xu thế khác nhau trong quá trình phát triển. Hầu hết các nước châu Á và châu Phi đều có thời kỳ dài là thuộc địa của các nước Tây Âu, chủ yếu là Anh và Pháp, ngoài ra còn Bồ Đào Nha, Bí và Tây Ban Nha. Cơ cấu kinh tế cũng như nền tảng giáo dục và xã hội thông thường dựa vào mô hình của các nước đà cai trị họ trước đây. 

Vai trò của khu vực nhà nước và khu vực tư nhân

     Ở châu Á, những di sản khác nhau của thời kỳ thực dân cũng với những truyền thống văn hóa đa dạng của các dân tộc bản địa đã kết hợp vào nhau để tạo ra những mô hình xã hội và thể chế hoàn toàn khác nhau giữa các nước như Ấn Độ (thuộc địa Anh), Philipnes (thuộc địa Tây Ban Nha, Mỹ), Lào (thuộc địa Pháp), Indonesia (thuộc địa Hà Lan). Những nước châu Phi do giành độc lập muộn, nên thường quan tâm đến việc củng cố các thể chế chính trị, mặc dù khả năng đa dạng về địa lý và nhân khấu nhung nhũng nước này đều có thế chế kinh tế – xã hội và văn hóa tương đối giống nhau.
Vai trò của khu vực nhà nước và khu vực tư nhân
     Ở hầu hết các nước đang phát triển đều song song tồn tại khu vực kinh tế nhà nước và tư nhân. Tuy nhiên, xác định tầm quan trọng tương đối giữa hai khu vực này tùy thuộc vào đặc điếm kinh tế – chính trị của mỗi nước. Nhìn chung các nước châu Mỹ La Tinh và Đông Nam Á có khu vực kinh tế tư nhân lớn hơn các nước Nam Á và châu Phi. Ở những nước châu Phi, với sự thiếu hụt trầm trọng về lao động có tay nghề thì xu hướng chú trọng nhiều hơn đến hoạt động của khu vực nhà nước, với hy vọng rằng nguồn lao động có tay nghề sẽ được sử dụng có hiệu quá trong các hoạt động kinh tế. Tuy vậy, những thất bại về kinh tế và khó khăn về tài chính của những nước  như Kenia, Senegan, Zambia đã đặt ra những dấu hỏi về lập luận này. Các chính sách kinh tế tất yếu có sự khác nhau giữa các nước có khu vực nhà nước và tư nhân có quy mô khác nhau. Ví dụ, chính sách tạo việc làm đổi với những nước có khu vực nhà nước lớn hơn thi các dự án đầu tư trực tiếp của Chính phu và các chương trình khuyến nông có thế được ưu tiên hơn, còn trong trường hợp ngược lại, những chính sách tác động đến doanh nghiệp tư nhân trong việc tuyển dụng nhiều lao động lại có ảnh hướng lớn. Do vậy, mặc dù khó khăn có thể là giống nhau, nhưng giải pháp sẽ là khác nhau giừa những nước có sự biệt lớn về tầm quan trọng tương đối của khu vực tư nhân và khu vực nhà nước.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: quy luat kinh te