Tỷ lệ tích lũy thấp: Điều hiển nhiên là để có nguồn vốn tích lũy
cần phải hy sinh tiêu dùng. Nhưng khó khăn là ờ chỗ, đối với các nước đang phát
triển, nhất là những nước có thu nhập thấp, đã gần như chỉ có mức sống tối
thiểu, vì vậy việc giảm tiêu dùng là rất khó khăn. Ớ các nước phát triển thường
để dành từ 20% đến hơn 30% thu nhập để tích lũy.
Trong khi đó ở các nước nông nghiệp chỉcó khả năng tiết kiệm trên 10%
thu nhập; nhưng phần lớn số tiết kiệm này lại phải dùng đế cung cấp nhà ở và
trang thiết bị cần thiết khác cho số dân đang tăng lên. Do vậy càng hạn chế quy
mô tiết kiệm cho tích lũy phát triển kinh tể.
Trình độ kỹ thuật của
sản xuất thấp: Ở các nước đang phát triển, hoạt động kinh tế chủ yếu dựa trên
cơ sở sản xuất nhỏ, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, kỹ thuật sản xuất thủ công
lạc hậu. Lịch sử phát triển kinh tế cho thấy rằng, nền kinh tế không thể chuyển
động đi lên nếu không có công nghiệp phát triển. Sự ra đời của các phương thức
sản xuất mới luôn đi đôi với cách mạng công nghiệp. Các nền kinh tế đạt được
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đều có nguồn gốc từ tốc độ tăng của ngành công
nghiệp. Trải qua giai đoạn phát triển công nghiệp thay thế nhập khẩu, các nước
đang phát triển tuy đã có được những ngành công nghiệp mới, nhưng phần lớn vẫn
là những ngành sán xuất với kỹ thuật cổ truyền, trình độ kỹ thuật thấp, sản xuất
sản phẩm thường ở dạng thô, sơ chế hoặc chế biến với chất lượng thấp. Trong khi
các nước có nền kinh tế phát triển đã đạt tới trình độ công nghệ tiên tiến với
kỹ thuật sản xuất hiện đại, trình độ quản lý thành thạo, vượt xa trình độ công
nghệ của các nước đang phát triển từ 3 – 6 thập kỷ, khoảng cách công nghệ quá
lớn cũng làm cho các nước đang phát triển khó tận dụngđược lợi thế của các nước
đi sau do quá trình phân công lao động quốc tế mới đưa lại.
Năng suất lao động thấp: Do sán xuất chủ yếu là nông nghiệp, trình
độ kỹ thuật thấp kém, tỷ lệ tích lũy thấp, nên năng suất lao động thấp cũng là
một đặc trưng của hầu hết các nước đang phát triển. Theo số liệu tính toán từ
các sổ liệu về GDP và lao động năm 2010, năng suất lao động tính theo GDP/lao
động của Mỹ lên tới 100.000USD, Canada 87.000USD, của Sigapore 72.000USD, trong
khi đó tại các nước đang phát triển các số liệu tương ứng rất thấp, ví dụ như
của Trung Quốc chỉ là 3.500USD, Thái Lan khoảng 5.600USD, Việt Nam khoảng
2.000USD. Trong một tài liệu nói về năng suất lao động của nông nghiệp Việt Nam
so với các nước trên thế giới, thì năng suất lao động ngành nông nghiệp của
Việt Nam, Trung Quốc thấp hơn của Mỹ 124 lần, thấp hơn Canada 100 lần,
Australia 92 lần, New Zealand 94 lần.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
thu nhập bình quân đầu người