Nội dung
Nếu xét theo khía cạnh các bộ phận cấu thành, phát triển kinh tế
là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình phát triển cả hai lĩnh vực của nền
kinh tế là lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực xã hội.
Phát triển lĩnh vực kinh tế của nền kinh tế bao gồm hai quá trình,
đó là sự lởn lên của nền kinh tế (tăng trưởng kinh tế) và quá trình thay đổi
cấu trúc của nền kinh tế (chuyển dịch cơ cấu kinh tế).
Tăng trưởng kinh tế: được hiểu là sự gia tăng thu nhập của nền
kinh tế, xét trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia
tăng được thê hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phán ánh sự gia tăng
nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sứ dụng vởi ý nghĩa so sánh tương đối
và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Thu nhập của nền kinh
tế có thể biểu hiện dưởi dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập bằng giá trị được
tính bằng các chỉ số như GDP, GNI v.v…(cụ thể sẽ được hiểu rõ ở chương 3 giáo
trình này), cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân trên đầu người.
Xác định tăng trưởng kinh tế thông qua các chỉ số đo lường thu nhập bằng
giá trị, cần phải lưu ý, đơn vị tiền để tính cho các chỉ số này khác nhau, sẽ
dẫn đến những tác dụng phản ánh khác nhau. Có ba cách sử dụng đơn vị tiền tệ để
tính thu nhập, điều đó có nghĩa là có 3 kết quả giá trị thu nhập khác nhau
Thu nhập tính theo đơn vị đồng tiền nội địa của mỗi quốc
gia
Theo tiếp cận này, thu nhập được tính trên cơ sở sản lượng hiện
vật được tạo nên từ sản xuất và dịch vụ và nhân vởi đơn giá tính theo đông
tiên nội địa (ví dụ: đồng tiền Nga là Rup, Nhật là Yên, đồng tiền Hàn Quốc là
Uon, Thái Lan là Bat, Việt Nam là Đồng, v.v…). Phương pháp tính này chỉ có tác
dụng phản ánh thu nhập nội địa quốc gia hoặc địa phương, sử dụng trong các báo
cáo kinh tế của nhà nước hoặc các địa phương. Tuy vậy cách tính thu nhập theo
đồng tiền nội địa không hàm chứa ý nghĩa so sánh quốc tế.
Thu nhập tính theo phương pháp quy đổi ngoại tệ trực tiếp
Đây là cách tính khá phổ biến hiện nay và có ý nghĩa so sánh quốc
tế khi xác định thu nhập và so sánh thu nhập giữa các nước trên thể giởi. Theo
phương pháp này thu nhập được tính dựa theo tổng thu nhập tính bằng đồng tiền
nội địa và quy đổi ra đồng đôla Mỹ theo tỷ giá ngoại tệ của mỗi nước. Vởi cách
tính toán này, giá trị thu nhập bình quân đầu người (GNỈ/người) được WB sử dụng
để xếp loại các nước theo thu nhập và chia thành: các nước thu nhập thấp, các
nước thu nhập trung bình và các nước thu nhập cao.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
thu nhập bình quân đầu người