Về mặt kinh tế, nếu Kinh tế học truyền thống chỉ đề cập đến nguyên
lý phát triển kinh tế chung, và có hướng thiên về phân tích một nền kinh tế
phát triển cao thì Kinh tế phát triển tập trung vào việc nghiên cứu quá trình
làm thế nào đế nâng cao số và chất lượng cuộc sống vật chất của một quốc gia
thông qua việc duy trì một cách lâu dài tốc độ tăng trưởng thu nhập và thu nhập
bình quân đầu người một cách có hiệu quả cao trong điều kiện còn nhiều hạn chế
về vốn đầu tư, lao động có tay nghề cao, công nghệ lạc hậu và các điều kiện bất
lợi khác.
Trong khi Kinh tế học truyền thống không đặt vấn đề nghiên cứu các
vấn đề xã hội với các thành phần, dân cư khác nhau, khả năng tham gia của họ
vào hoạt động kinh tể cũng như ảnh hướng của kinh tế đến sứ mệnh phát triển con
người như thế nào, thì các vấn đề này lại được đề cập trong Kinh tế phát triển.
Câu hói đặt ra là làm thế nào để kết quả của tăng trưởng mang lại những cải
thiện nhanh chóng và có quy mô to lớn trong mức sống của quáng đại người dân,
nhất là người nghèo đói, suy dinh dưỡng, mù chữ.
Tóm lại, Kinh tế phát triển là một môn trong hệ thống các môn kinh tế
học, nó nghiên cửu nguyên lý phát triển kinh tế trong các điêu kiện kém phát
triển, đó là quá trình chuyển một nền kinh tế từ tình trạng trì trệ, lạc hậu,
tăng trưởng thấp, tỷ lệ nghèo đói và mất công bảng xã hội cao sang một nền kinh
tế cỏ tốc độ tăng trưởng nhanh, có hiệu quả và VỚI các tiêu chí xã hội ngày
càng được cải thiện.
Mục tiêu, tôn chỉ của Kinh tế phát triển là cung cấp cơ sở lý luận
và thực tiễn thực hiện quá trình phát triển kinh tế từ một xuất phát điếm thấp
kém, giúp các nước đang phát triển có thế vận dụng vào hoàn cảnh, đặc điểm
riêng của mình trong từng giai đoạn nhất định, tìm kiếm được con đường phát triển
hợp lý, cái thiện tình trạng chưa tiến bộ của từng quốc gia.
Về phương pháp nghiên cứu, Kinh tế phát triển được thực hiện theo
những phương pháp chính sau đây:
Phương pháp nghiên cứu thực chứng và chuẩn tắc của Kinh tế học:
Việc phân tích đánh giá vấn đề dựa trên những kết quả nghiên cứu thực nghiệm
(thực chứng) sẽ là cơ sở tốt cho việc nghiên cứu tìm ra và đề xuất các chính
sách, mô hình cũng như cách thức vận hành các hoạt động kinh tế – xã hội (chuấn
tắc) trong quá trình hình thành các cơ sớ khoa học và thực tiễn cho quá trình
chuyển nền kinh tế từ tình trạng thấp lên cao.
Đọc thêm tại: http://quyluatkinhtehoc.blogspot.com/2015/06/oi-tuong-noi-dung-va-phuong-phap-nghien.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
các quy luật kinh tế