Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu kinh tế học


     Có những nước đà tạo được tốc độ phát triển nhanh, rút ngắn khoảng cách thậm chí đuổi kịp các nước phát triển, đó là các nước NICs châu Á: Hồng Kông, Đài Loan, Singapore và Hàn Ọuốc. Gần đây các nước Thái Lan, Malaixia và Trung Quốc cũng đã chứng minh sự đúng đắn trong việc lựa chọn đường lối phát triển. Vì vậy việc lựa chọn con đường đi hợp lý cho mỗi nước là điều tất yếu phải đặt ra trong quá trình phát triển của quốc gia mình. Kinh tế học truyền thống (Vĩ mô và Vi mô) nghiên cứu nguyên lý phát triển kinh tế, trong đó nội dung chính là nghiên cứu cách thức phân bô nguồn lực khan hiếm để sán xuất hàng hóa và dịch vụ có hiệu quả cao nhất nhằm thỏa mãn nhu cầu vô hạn của con người, làm sao với lượng nguồn lực nhất định, mức thu nhập thực tế đạt được cao nhất so với mức thu nhập tiềm năng. Nhìn chung cách đặt vấn đề trong kinh tế học truyền thống là nên kinh tế phát triển với các thị trường hoàn háo, chú quyền của người tiêu dùng (khách hàng là thượng đế), giá cả tự điều chính, các quyết định dựa trên nên tảng lợi ích biên cá nhân cũng như sản lượng cân bằng trong tất cả các sản phẩm và thị trường tài nguyên. Nó thừa nhận tính hợp lý về kinh tế và một định hướng tư lợi, chủ nghĩa cá nhân, duy vật hoàn toàn đối với việc ra các quyết định về kinh tế.

Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu kinh tế học

      Kinh tế phát triển nghiên cứu trên một đối tượng khác hon, đó là các nền kinh tế đang phát triển. Trên cơ sở những đặc trưng khác biệt (như đã nói ở trên) so với các nước phát triển, vấn đề của Kinh tế phát triển là nghiên cứu nguyên lý để phát triển kinh tế trong các điều kiện kém phát triển.
      Phấn đấu cho một xã hội phát triển, tức là phái nghĩ tới một xã hội trong đó mọi người được ăn ngon, mặc đẹp, có khả năng chủ động trong việc tiếp cận các loại tài sản, có những hoạt động vui chơi giải trí sang trọng, và được sống trong môi trường trong sạch và lành mạnh. Hơn thế nữa, ý tưởng về một xã hội tốt đẹp còn còn đề cập đến các quyền và sự tự do về mặt chính trị, sự phát triển về văn hóa, tri thức, sự bền vững của gia đình v.v… Một mức sống vật chất cao và có thể được tiếp cận một cách công băng là điêu kiện tiên quyết  cho hầu hết các khía cạnh khác của sự tiến bộ .Xuất phát từ lẽ đó, đôi tượng nghiên cứu của Kinh tế phát triển không chỉ là những vấn đề kinh tế như các môn Kinh tế học truyền thống, mà nó đề cập đển cả hai khía cạnh Kình tế và Xã hội.