Vấn đề phát triển con người


     Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là sự tiến bộ xã hội cho con người và tựu trung lại là vấn đề phát triển con người. Thu nhập chi là một sự lựa chọn mà con người muốn có, cho dù đây là sự lựa chọn quan trọng. Tuy nhiên nó không phái là tất cá những gì con người cần có trong cuộc sống. 

Vấn đề phát triển con người

     Vì vậy phát triển không phải chi dừng lại ở sự gia tăng thu nhập và của cải. Tiêu điểm của nó phải là con người. Tăng trưởng kinh tế vởi tiến bộ xã hội và phát triển con người có mối quan hệ vởi nhau. Muốn thực hiện các mục tiêu phát triển con người, rõ ràng cần phải có sự gia tăng thu nhập, vì đó chính là phương tiện để giúp chúng ta thực hiện được mục tiêu về phát triển con người. Tuy vậy, xét cho cùng, thu nhập chỉ là phương tiện để đạt được mục đích chứ bản thân nó không phải mục đích. Amartya Sen, một nhà kinh tế học, một triết gia đoạt giải thưởng Nôben, đã biện luận rằng mục tiêu của sự phát triển là nâng cao năng lựccủa con người để họ được sống cuộc sống mà họ đã lựa chọn. Thu nhập là một nhân tố quyết định năng lực và kết quả đó, nhưng nó không phải là nhân tố duy nhất. Ví dụ, một cá nhân có đủ thu nhập đế đảm bảo một bữa ăn cần thiết cho sức khoẻ. Nhưng nếu cá nhân đó bị mắc căn bệnh không thể chữa khỏi thì người đó không đủ năng lực để tự quyết định cuộc sống như mình mong muốn. Trong bài diễn văn ở lễ trao giải Nôben năm 1998, Sen đã lập luận: chúng ta không được phép chỉ dừng lại ở sự đói nghèo về thu nhập và ông đã nhận dạng bốn nhân tố lởn là điều kiện để đảm báo một mức thu nhập cao được chuyển thành “năng lực để sống một cuộc sống tối thiểu có thể chấp nhận được”:
(i)  Các cá nhân khác nhau về tuổi tác, tình trạng dê bị ôm đau hay mức độ tàn phế.
(ii)   Tính đa dạng môi trường, ví dụ như đứng trưởc những vùng khí hậu đặc trưng khác nhau đòi hỏi phải chi tiêu khác nhau cho nhà cửa, quần áo hay chất đốt, tùy thuộc vào thời tiết lạnh hay ấm.
(iii)   Sự thay đổi môi trường xã hội, tác động của tội phạm, tình trạng bất ổn trong nước và bạo lực.
(iv)   Sự khác biệt về tình trạng nghèo khổ, bị bần cùng hoá tương đối trong xã hội giàu có hơn làm giảm năng lực tham gia vào đời sống cộng đồng.
        Theo Sen, phát triển kinh tế đòi hỏi phải thủ tiêu những nguyên nhân dan tởi “tình trạng túng quẫn về năng lực” để bảo vệ con người, đế họ được tự do sống cuộc sống mà mình mong ước.