Các nước đang phát triển trong hệ thống kinh tế thế giới


Sự ra đời và phát triển của thế giới thứ ba
     Xét về mặt lịch sử, cho tới năm 1945, nhiều quốc gia Tây Âu, nhất là các nước Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Bồ Đào Nha vẫn còn kiểm soát những thuộc địa rộng lớn. Sau chiến tranh thế giới II, các dân tộc bị thực dân cai trị đã không còn cam chịu sự đô hộ. Đầu tiên, làn sóng giải phóng thuộc địa bùng nổ mạnh mẽ ở châu Á.

Các nước đang phát triển trong hệ thống kinh tế thế giới

     Năm 1947, Gandhi đã lãnh đạo thành công cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ giành độc lập từ tay người Anh. Ở vùng Đông Nam Á, Indonexia giành độc lập năm 1947 sau cuộc đấu tranh vũ trang chống lại thực dân Hà Lan. Sau thất bại Điện Biên Phủ ở Việt Nam, thực dân Pháp phải rút khỏi Đông Dương. Sau châu Á, cao trào giải phóng thuộc địa lan sang châu Phi. Năm 1954, các lực lượng đấu tranh đòi độc lập cho Angeria chuyển sang đấu tranh vũ trang, đến năm 1962, Pháp phải ký hiệp định công nhận quyền độc lập của nước này. Tiếp đó, tất cả các thuộc địa của Pháp ở châu Phi đều lần lượt được trao trả độc lập, cùng theo đó là Công Gô (thuộc Bỉ), Nigeria (thuộc Anh), Angola và Mozambique (thuộc Bồ Đào Nha).
     Về mặt chính trị, với việc giải phóng thuộc địa, một nhân tố mới đã xuất hiện trên sân khẩu chính trị quốc tế: Thế giới thứ ba. “Thế giới thứ ba” được gọi đe phân biệt với “thế giới thứ nhất” là các nước có nền kinh tế phát triền – đi theo con đường tư bản chú nghĩa, những nước này phần lớn ớ phía Bấc Mỹ và Tây Âu. “Thế giới thứ hai” là các nước có nền kinh tế tương đối phát triển – đi theo con đường xã hội chù nghĩa, những nước này đều tập trung ở Đông Âu nên còn gọi là các quốc gia phía Đông. Các nước thuộc thế giới thứ ba phần lớn nằm ớ phía Nam của Bán cầu, vì thế được gọi là các quốc gia phía Nam.
      Để tránh rơi vào khối này hoặc khối khác, nhiêu quốc gia thuộc thế giới thứ ba đã tìm cách liên kết với nhau, phủ nhận việc phân chia thế giới thành Đông – Tây. Tháng 4 – 1953 tại lndonexia đã diễn ra hội nghị Bandung cúa các nhà lãnh đạo 24 quốc gia châu Á và châu Phi. Tại hội nghị này đã chủ trương trung lập, “không liên kết”, những người tham gia cũng khẳng định mong muốn hình thành một nguyên tắc quốc tế mới, giành ưu tiên cho các quốc gia nghèo, giúp các quốc gia này thoát khỏi tình trạng chậm phát triển. Tinh thần của hội nghị Bandung đã thổi một luồng sinh khí mới trong các quan hệ quốc tế. Nó vạch rõ khả năng phát triển theo con đường thứ ba: Không phải hướng về Đông hoặc Tây, mà về phương Nam nghèo đói.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: thu nhập bình quân đầu người