Phân chia nền kinh tế thành nhiều ngành CMH


     Việc phân chia nền kinh tế thành ngày càng nhiều ngành CMH phản ánh xu thể phát triển ngày càng cao của nền kinh tế. Dưới góc độ không gian, có thể chia nền kinh tế thành khu vực thành thị và khu vực nông thôn và nó phản ánh xu thể đô thị hóa. Cũng theo góc độ không gian, có thể chia nền kinh tế thành các vùng động lực và vùng không động lực đế giúp cho việc tổ chức hoạt động kinh tế một cách phù họp và thực hiện mối liên kết kinh tế xã hội giữa hai nhóm vùng một cách hợp lý. 

Phân chia nền kinh tế thành nhiều ngành CMH

     Ngoài ra theo góc độ không gian, có thể chia nền kinh tế thành các vùng kinh tếtheo tính chất gần giống nhau về mặt địa lý, cách chia này giúp chúng ta cỏ thể có những phương án phân vùng theo tính chất CMH. Ngoài ra cơ cấu kinh tế còn được xem xét theo các góc độ: xã hội hóa về tư liệu sản xuất (bao gồm hai khu vực kinh tế chính là khu vực kinh tể nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân), theo tính chất luân chuyển của nền kinh tế vĩ mô (bao gồm các khu vực thể chế của nền kinh tế). Mồi góc độ nhìn nhận cơ cấu kinh tế mang những ý nghĩa khác nhau.
     Theo đúng quy luật, sự phát triển thường đi kèm với sự dịch chuyển đáng kế trong cơ cấu nền kinh tế, với ngày càng nhiều người chuyến từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở nông thôn sang những công việc được trả lương cao hơn ở thành thị, thường là trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo hay dịch vụ. Hai trong số những thay đổi cơ cấu quan trọng nhất thường đi kèm với phát triển kinh tế là tỷ trọng của công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân ngày càng tăng (trong khi tỷ trọng của nông nghiệp giảm) và phân trăm sô dân sống ở thành thị tăng (trong khi số dân sống ở nông thôn giảm). Bên cạnh đó, những quốc gia bước vào thời kỳ phát triển kinh tế thường trải qua giai đoạn dân số tăng trưởng cao, rồi sau đó giảm, và trong lúc đó, cơ cấu dân số theo độ tuổi cũng thay đổi đáng kể. Hình thái tiêu dùng cũng tiến triển khi người dân không còn dành toàn bộ thu nhập của mình để mua hàng hóa thiết yếu nữa mà họ chuyển sang mua những hàng hóa lâu bền, và cuối cùng là mua những sản phẩm và dịch vụ giải trí.
     Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thường gắn chặt với tăng trưởng kinh tế. Những trường hợp tăng trưởng kinh tế mà không tạo ra sự thay đối cơ cấu thường là dấu hiệu cho thấy nguồn thu nhập mới chỉ tập trung chủ yếu ở một nhóm nhỏ dân cư. Tăng trưởng không gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế thường là những trường hợp ngoại lệ, không mang tính quy luật, nhưng tình trạng này hoàn toàn có thể xảy ra.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: quy luật kinh tế