Các nước xuất khẩu dầu mỏ và đang phát triển


       Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC): Đây là những nước sau chiến tranh thế giới II, vào giữa thập kỳ 60 bắt đầu phát hiện ra nguồn dầu mỏ lớn, họ đã tận dụng sự ưu đãi này của thiên nhiên, tiến hành khai thác dầu mò xuất khẩu. Để bảo vệ nguồn thu nhập từ dầu mó, chống lại xu hướng hạ giá dầu, các quốc gia này đã tập hợp nhau lại trong tổ chức xuất khẩu dầu mỏ(OPEC).

Các nước xuất khẩu dầu mỏ và đang phát triển

      Đặc biệt trong số này là các nước Trung Đông: Á-rập Saudi Cò- oét, Iran, Iraq, Tiểu vươmg quốc Á rập thống nhất. Từ năm 1973, các quốc gia này thường xuyên gặp nhau hàng năm để ấn định lượng dầu mó xuất khẩu nhằm đám báo giá dầu mỏ có lợi cho họ. Nhờ vậy, từ năm 1973 đến 1980 giá dầu mỏđược tăng gấp 8 lần và các quốc gia này đã thu được nguồn lợi rất lớn. Một số các quốc gia trở nên giàu có cũng muốn mau chóng phát triển công nghiệp, họ đã dùng những đồng đô la kiếm được từ dầu mỏ và khí đốt đế trang bị các nhà máy hiện đại. Nhưng do thiếu các chuyên gia kỹ thuật, thiếu nguyên liệu và thiếu cả thị trường tiêu thụ, các nhà máy này đã nhanh chóng xuống cấp. Do vậy, mặc dù có mức thu nhập bình quân đầu người cao, nhưng nhìn chung các quốc gia này có cơ câu kinh tế phát triển không cân đối và có sự bất bình đắng lớn trong phân phối thu nhập.
      Các nước đang phát triển: Thuật ngữ “đang phát triên” được thể hiện để chỉ xu thế đi lên củahầu hết các nước thuộc thế giới thứ ba – các nước có nền nông nghiệp lạc hậu, hoặc các nước nông – công nghiệp đang từ sản xuất nhỏ tiến lên con đường công nghiệp hóa.
      Theo số liệu của Báo cáo phát triển thế giới 2010, các nước đang phát triển, đó là các nước có thu nhập thấp và trung bình, bao gồm khoáng 130 nước, có diện tích tự nhiên chiếm khoảng 2/3 tống diện tích toàn thế giới, tương ứng, tỷ lệ dân số chiếm trên 80%. Trong số các nước đang phát triến, theo các tiêu chí của UN, có một nhóm nước nằm trong tình trạng chậm phát triển (LDCs – Least Developed Countries). Các nước LDCs là các nước: Mức thu nhập thấp: giá trị bình quân của chỉ số Tổng thu nhập quốc gia trên đầu người hàng năm trong vòng ba năm ở mức thấp (LIC), nguồn lực con người nghèo nàn (HDI ở mức thấp), nền kinh tế dễ bị tổn thương, thể hiện ở sự lạc hậu trong cơ cấu ngành kinh tế với sự chi phối cao cua ngành nông nghiệp (chiếm 40 đến 60% GDP). Theo tiêu chí xác định của Liên Hiệp Quốc, hiện thế giới có 50 quốc gia kém phát triển nhất. Phân bố địa lý của các nước kém phát triển nhất: Châu Á (10 nước): Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Lào, Maldives, Myanma, Nepal, Đông Timor, Yemen; Châu Phi (34 nước): Angola, Benin, Burkina Faso, Burundi, Cape Verde, Cộng hòa Trung Phi, Chad, Comoros, Cộng hòa Congo, Djibouti, Guinea Xích đạo, Eritrea, Ethiopia, Gambia, Guinea, Guinea-Bissau, Lesotho, Liberia, Madagascar, Malawi, Mali, Mauritania, Mozambique, Niger, Rwanda, São Tomé và Príncipe, Senegal, Sierra Leone, Somalia, Sudan, Togo, Uganda, Tanzania, Zambia; Châu Đại dương (5 nước): Kiribati, Samoa, Quần đảo Solomon, Tuvalu, Vanuatu; Châu Mỹ (1 nước): Haiti.