Việc phát hiện và khai khác các mỏ dầu lớn ngoài bờ biển Ghinê
Xích đạo gần đây đã khiến thu nhập bình quân đầu người của quốc gia nhỏ bé nằm
bên bờ biển Tây Phi này tăng từ 700 đôla năm 1990 lên đến hơn 3.700 đôla. Tới
năm 2003, Ghinê Xích đạo đã có thu nhập bình quân đầu người tương đương vởi thu
nhập của Côxta Rica, nhưng đó cũng là sự tương đồng duy nhất giữa haiquốc gia
này. Mặc dù có mức thu nhập bình quân cao đột ngột, nhưng hầu như không có sự
chuyển biến nào trong cơ cấu và các hoạt động kinh tế vốn rất nghèo nàn của
phần lởn người dân Ghinê Xích đạo.
Như vậy là, sự chuyến dịch cơ cấu kinh tế ngày càng hiện đại, theo
đúng xu thể của sự phát triển cũng như phù hợp vởi trinh độ phát triển là một
vấn đề không đơn giản và nó cần được quan tâm nghiên cứu thấu đáo trong quá
trình thực hiện sự phát triển kinh tế của mọi quốc gia.
Sự phát triển lĩnh vực xã hội là một bộ phận cẩu thành trong phát
triển nền kinh tế, nó song hành vởi phát triển lĩnh vực kinh tế, thậm chí còn
phái đặt ra những mục tiêu cao hơn so vởi phát triển lĩnh vực kinh tế. Phát
triển lĩnh vực xã hội của nền kinh tế càn phải thể hiện trên nhiều phương diện,
nhưng nhìn tổng quát, đó là việc bảo đảm tiến bộ xã hội cho con người. Nội hàm
của việc bảo đảm tiến bộ xã hội cho con người, xét trên bình diện các nước đang
phát triển, bao gồm:
(i)
Nâng cao trình độ phát triển con người, bao gồm cả việc hình thành và nâng cao
năng lực phát triển toàn diện cho con người, trong đó nhấn mạnh đến những năng
lực về tài chính, năng lực trí lực (thông qua giáo dục, đào tạo), năng lực thể
lực (bao gồm tuổi thọ, tiếp cận y tế và chăm sóc sức khoẻ) và cách thức con
người sử dụng các năng lực đó để khai thác các cơ hội của cuộc sống như nghỉ
ngơi, làm việc hay tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa, xã hội, chính
trị.
(ii)
Cùng với quá trình phát triển con người, việc bảo đảm tiến bộ xã hội cho con
người ở các nước đang phát triển gắn chặt vởi quá trình xóa đói giám nghèo,
nâng cao mức sống quảng đại dân cư và quá trình thực hiện bình đẳng xã hội, bao
gồm cả bình đẳng về kinh tế, bình đẳng giởi, hay vị trí tiếng nói của người
dân, vai trò của họ đối vởi quá trình phát triển kinh tế xã hội.