Vị trí và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành phát triển kinh tế


      Phấn đấu cho một xã hội phát triển, tức là phái nghĩ tới một xã hội trong đó mọi người được ăn ngon, mặc đẹp, có khả năng chủ động trong việc tiếp cận các loại tài sản, có những hoạt động vui chơi giải trí sang trọng, và được sống trong môi trường trong sạch và lành mạnh. Hơn thể nữa, ý tưởng về một xã hội tốt đẹp còn còn đề cập đến các quyền và sự tự do về mặt chính trị, sự phát triển về văn hóa, tri thức, sự bền vững của gia đình v.v… Một mức sống vật chất cao và có thể được tiếp cận một cách công bằng là điều kiện tiên quyết cho hầu hết các khía cạnh khác của sự tiến bọ (chúng ta sẽ nghiên cứu kỳ những nội dung này ở chương 5 của giáo trình).

Vị trí và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành phát triển kinh tế

     Theo “công thức” trên, nội hàm của quá trình phát triển nền kinh tế tựu trung lại bao gồm quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyến dịch cơ câu kinh tế và thực hiện tiến bộ xã hội cho con người. Theo logic biện chứng của quá trình phát triển, phát triển kinh tể được xem như là quá trình biến đôi cả vê lượng vàvề chất của nền kinh tể.Mặt lượng của sự phát triển bao hàm nghĩa sự gia tăng về quy mô thu nhập và tiềm lực của nền kinh tế, đó là quá trình tăng trưởng kinh tế, còn sự thay đối về chất bao gồm quá trình thay đôi cấu trúc bên trong của nền kinh tế (chuyển dịch cơ cấu kinh tế) và sự tiên bộ xã hội cho con người (khía cạnh xã hội của sự phát triển).
Vị trí và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành phát triển kinh tế
      Phát triển, trên phương diện lý luận cũng như thực tế là một khái niệm rất khó và mang tính hệ thống cao. Việc đơn giản hóa khái niệm này bằng “công thức” nói trên muốn nhấn mạnh đến thành tố cơ bán của phát triển và tạo sự dễ dàng khi nghiên cứu nó. Mỗi bộ phận trong công thức trên chính là những mục tiêu của quá trình phát triển và có vị trí khác nhau trong quá trình thực hiện sự phát triển.
      Tăng trưởng kinh tể làtiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất của một quốc gia và thực hiện những mục tiêu khác của phát triển .Tuy vậy một quốc gia có tăng trưởng kinh tế nhanh chưa chắc đã có sự tiến bộ xã hội.
      Điều đó có nghĩa là tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần nhưng không đú để cải thiện mức sống của phần lởn dân số sống ở các nước có mức GN1 bình quân đầu người thấp. Nó cần thiết vì nếu không có tăng trưởng, cá nhân chi có thể khấm khá hơn khi có sự chuyến giao thu nhập hay tài sản từ người khác. 

Từ khóa tìm kiếm nhiều: các quy luật kinh tế