Lợi ích của tăng trưởng kinh tế mang lại


      Ở một nước nghèo, ngay cả nếu có một bộ phận nhỏ trong dân số là giàu có thì khả năng phân phối lại kiểu này cũng cực kỳ hạn chế. Khi GNI bình quân đầu người là 2.000 đôla (theo PPP), việc lớn lao nhất mà một nước có thể làm được thông qua tái phân phối thu nhập tĩnh là tạo ra sự đói nghèo đồng đều, trong đó mỗi người dân được nhận 2.000 đôla mỗi năm. Ngược lại, tăng trưởng kinh tế giúp cho nhiều hoặc thậm chí tất cả mọi người trở nên khá giả hơn mà không nhất thiết có ai đó phải nghèo đi.

Lợi ích của tăng trưởng kinh tế mang lại

       Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế không phải là điều kiện đủ để cải thiện mức sống của đại bộ phận dân cư. Thật sai lầm khi cho rằng GNI bình quân đầu người cao hơn chắc chắn có nghĩa là tất cà mọi người hay các gia đình sẽ có mức thu nhập cao hơn và tiến bộ xã hội được nâng cao. Có rất nhiều bằng chứng thực tế thể hiện cho điều kết luận này: Phần lởn của cái của người Ai Cập cổ được đầu tư vào việc xây dựng kim tự tháp; các quốc gia đang phát triển ngày nay có thể phát triển quân đội, vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc xây dựng các khu trung tâm phức hợp ở sa mạc và rừng rậm, khi những lợi ích từ tăng trưởng được tập trung cho những dự án tốn kém, chúng thường đem lại ít lợi ích cho người dân của đất nước; hay trong trường hợp của Liên Xô vào những năm 1930, những nỗ lực tập thể hoá của nước này lại làm cho tiêu dùng giám đột ngột trong thời gian dài, khi Liên Xô tan rã năm 1991, người tiêu dùng vẫn nôn nóng chờ đợi thời kỳ tiêu dùng đại chúng sẽ đến; trường hợp của một số nước Nam Mỹ (rõ nhất là Braxin) thu nhập và tiêu dùng có thể tăng nhưng điều đó chi thuộc về những người tương đối giàu có trong xã hội, 20% những người có mức thu nhập thấp nhất chỉ chiếm 2,6% tổng thu nhập toàn xã hội.
      Cơ cấu kinh tế phản ánh bản chất của sự phát triển kinh tế và là dấu hiệu để đánh giá các giai đoạn phát triển kinh tế. Tốc độ chuyến dịch cơ cấu ngành kinh tế thể hiện xu hưởng phát triển lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội và sự tiến bộ khoa học công nghệ. Khi phân biệt các giai đoạn phát triển kinh tể hay so sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các nước vởi nhau, người ta không dựa vào tốc độ tăng trưởng kinh tế mà các quốcgia đạt được mà thường dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh tế Một nền kinh tế được đánh giá trình độ phát triển càng thấp khi nền kinh tế đó có tỷ lệ nông nghiệp càng cao và hoạt động kinh tế phụ thuộc ngày càng nhiều vào nông nghiệp. Nên kinh tế phát triển cao khi các hoạt động kinh tể tập trung vào phục vụ nhu cầu tiêu dùng hiện đại cho dân cư, tức là tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm cao trong cơ cấu kinh tế. Các nhà kinh tế cũng đã tổng hợp lại thành 5 dạng khác nhau về cơ cấu ngành kinh tế phù hợp với các giai đoạn phát triển của nền kinh tế, đó là: cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông – công nghiệp – dịch vụ, công – nông nghiệp – dịch vụ, công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp và dạng cơ cấu dịch vụ – công nghiệp, thể hiện giai đoạn phát triển kinh tế cao nhất.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: quy luat kinh te