1.
Tăng trưởng và phát triển kinh tế là
vấn đề được quan tâm hàng đầu của các quốc gia đang phát triển. Hai vấn đề này
không đồng nhất với nhau nhưng có mối quan hệ với nhau. Tăng trưởng là một khái
niệm được hiếu theo nghĩa sự thay đối về lượng còn phát triển bao gồm cả ý
nghĩa thay đối về lượng và về chất của nền kinh tế. Phát triển là quá trình kết
hợp chặt chẽ cả hai yếu tố là kinh tế và xã hội.
2.
Nội hàm của phát triển kinh tế được
hiểu theo 3 khía cạnh: Tăng trưởng kinh tế, chuyến dịch cơ cấu kinh tế và các
yếu tố xã hội. Trong đó tăng trưởng kinh tế tạo ra những điều kiện vật chất cần
thiết cho thực hiện mục tiêu phát triển; chuyến dịch cơ cấu kinh tế là dấu hiệu
phản ánh sự biến đổi về chất của nền kinh tể và các chỉ tiêu xã hội chính là
mục tiêu cuối cùng cần đạt tới. Các mục tiêu của chương trình phát triển thiên
niên kỷ do UNDP đưa ra, được sự đồng thuận của phần lởn các nước đang phát
triển, bao gồm 8 mục tiêu quán xuyến toàn bộ các khía cạnh về xã hội mà các
nước đang phát triển cần phấn đấu.
3.
Phát triển kinh tế là một quá trình
lâu dài và nó phải được thực hiện chủ yểu do các nhân tố nội tại của từng quốc
gia. Cuốn “Các giai đoạn phát triển kinh tế” (the stages of Economic Growth)
(1961) của Walter w. Rostow, một nhà lịch sử, kinh tế nổi tiếng, đã đưa ra một
cách tống hợp theo lịch sử về những bưởc (giai đoạn) tuần tự mà mồi quốc gia
phải trải qua trong quá trình phát triển. Theo ông, quá trình phát triển kinh
tế trải qua 5 giai đoạn. Mỗi giai đoạn được đặc trưng bởi cơ cấu ngành kinh tế,
tỷ lệ tích luỹ, những đặc trưng của sự phát triển các ngành và lĩnh vực kinh
tế, xã hội. Điều quan trọng là các nước đi sau có thể vận dụng và rút ngắn thời
gian của mỗi giai đoạn để đạt tởi mục tiêu phát triển của mình.