Nhà nước thực hiện các hoạt động không muốn thị trường can thiệp vàđịnh hướng phát triển


          Để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, phần lởn các hoạt động kinh tế được thực hiện dưới sự can thiệp của thị trường. Tuy nhiên, có nhiều hoạt động mặc dù thị trường (các nhà đầu tư tư nhân) rất muốn tham gia nhưng nhà nước lại không muốn để cho họ tham gia với nhiều lý do khác nhau và theo quan điểm của từng nhà lãnh đạo nhà nước, ví dụ như vấn đề an ninh, quốc phòng, vấn đề ngoại giao, quản lý đất đai, hầm mỏ hay sản xuất và cung ứng một số sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đặc biệt.  

Nhà nước thực hiện các hoạt động không muốn thị trường can thiệp vàđịnh hướng phát triển

        Vì vậy, đối với các hoạt động này nhà nước sẽ trực tiếp tham gia cung cấp hàng hóa và dịch vụ và quản lý quá trình thực hiện việc cung cấp này. Để thực hiện mục tiêu về các vấn đề này, nhà nước tổ chức lực lượng an ninh nhân dân, quân đội nhân dân, những doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp quốc phòng và một lượng tài chính nhà nước đủ lởn để thực hiện việc cung ứng hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu cho các lĩnh vực đó.
Nhà nước can thiệp nhằm định hướng phát triển
      Lý do thứ tư này không liên quan đến lập luận về sự cần thiết phải có nhà nước trong quản lý điều hành nền kinh tế nhằm khác phục khuyết tật thị trường hay tác động đến những khía cạnh mà thị trường tỏ ra bất lực mà là ở chỗ nhà nước muốn hưởng nền kinh tế phát triển theo ý muốn của mình đặt ra.
        Với tư cách là một tổ chức ra đời nhằm thực thi những quyền hành nhất định đối với xã hội, nhà nước thường đặt ra những mục tiêu mà xã hội cần đạt tới trong một thời gian nhất định hay một số lĩnh vực cụ thể, ví dụ như: nhà nước muốn hưởng trình độ dân trí của đất nước sẽ đạt được ở một mức độ nào đó trong một khoảng thời gian nhất định, muốn thể lực tầm vóc của người dân phải tăng lên một mức độ tương xứng so với thế giới, hay muốn kìm hãm tốc độ tăng trưởng dân sổ tự nhiên ở một mức độ thấp v.v…
       Để đạt được những ý muốn của mình, nhà nước phải can thiệp trực tiếp vào các lĩnh vực đó bằng việc hoạch định những mục tiêu cụ thể thông qua các chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển như: chương trình cải cách giáo dục, chiến lược phát triển giáo dục, chương trình chăm sóc sức khoẻ, chương trình kế hoạch hóa gia đình, v.v…, cùng với việc đưa ra các chương trình, Chính phủ sử dụng nguồn lực, khả năng tài chính của mình đế tổ chức thực hiện mục tiêu.
        Như vậy, việc tăng cường sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế không chỉ xuất phát từ những khuyết tật vốn có của thị trường mà nó còn mang một ý nghĩa cao hơn nhằm hướng xã hội tới một đời sống tốt đẹp hơn mà thị trường dù có hoạt động tốt cũng không làm được.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: các quy luật kinh tế