Mô hình công nghiệp hoá hưởng ngoại nền kinh tế


Lựa chọn một mô hình kết hợp hợp lý giữa tăng trưởng và công bằng xã hội trong phân phối thu nhập và đã dành được sự thành công đáng kể. Trong số các nước đó phải kể đến là các nước phát triển ở khu vực Bắc Âu như Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Đức và một số nước khu vực Đông Á, từ những quốc gia nghèo nhất thể giới vào thập niên 1950, 1960 đã nhanh chóng trở thành NICs cũng bằng chính sự lựa chọn mô hình này – đó là Hàn Quốc và Đài Loan. 

Mô hình công nghiệp hoá hưởng ngoại nền kinh tế

Một nét đặc trưng của mô hình này là, trong quá trình phát triển, mục tiêu tăng trưởng kinh tế luôn đi đôi với mục tiêu công bằng xã hội. Quá trình tăng trưởng nhanh và công bằng xã hội lớn hơn là những mục tiêu tương hợp và không mâu thuẫn nhau. Kết quả tăng trưởng nhanh góp phần cải thiện mức độ công bằng, hoặc là không làm gia tăng bất bình đẳng, trường hợp xấu nhất là sự bất bình đẳng có gia tăng nhưng ở một mức độ thấp cho phép.
Nội dung chính của mô hình này được thể hiện rất rõ nét qua những chính sách can thiệp của chính phủ vào các lĩnh vực kinh tế và xã hội nhằm tạo ra sự phát triển đồng bộ của cả hai yếu tố này.
Một là, chính sách khuyến khích tăng trưởng kinh tế nhanh, thông qua việc lựa chọn các mô hình công nghiệp hoá và chuyến dịch cơ cấu kinh tế đất nước. Mô hình mà Hàn Quốc và Đài Loan sử dụng khá thành công là mô hình công nghiệp hoá hưởng ngoại nền kinh tế thông qua chính sách nhấn mạnh vai trò của khu vực tư nhân và sự hỗ trợ tích cực của nhà nước trong nhũng lĩnh vực cần thiết.
Hai là, chính sách đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế nhằm bảo đảm tăng trưởng nhanh nhưng không gây gia tăng bất bình đang. Kể cả Đức và các nước Bắc Âu, đến Hàn Quốc và Đài Loan đều bắt đầu quá trình thực hiện tăng trưởng nhanh bằng phát triển mạnh nông nghiệp, những ngành sản xuất sản phẩm nhiều lao động và các nguồn lực dự trữ ở khu vực nông thôn, quan tâm đặc biệt đến vấn đề mở rộng quy mô, đa dạng hoá sản xuất và tăng năng suất lao động trong nông nghiệp. Sau đó sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế được thực hiện theo dấu hiệu lợi thể nguồn lực của đất nước và theo hưởng phù họp vi sự phát triển của khoa học công nghệ. Sự lựa chọn này vừa đảm bảo tăng trưởng nhanh, ổn định vừa không có nguy cơ gây bất bình đẳng trong quá trình phát triển.
Ba là, chính sách xã hội nhằm giải quyết ngay từ đầu vấn đề xoá đói giảm nghèo và công bằng xã hội. Điều này được thể hiện trong các chính sách về phàn phối lại thu nhập,chính sách trợ cấp xã hội, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đường sá giao thông cho các vùng khó khăn V.V.. Hệ thống giáo dục bảo đàm cho tất cả trẻ em có trình độ phố cập giáo dục ngày càng được nâng cao, mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe được tố chức chu đáo. Tất cả đều nhằm mục tiêu tạo điều kiện sống có giá trị ngang nhau ở tất cả các thành phần lãnh thổ trong cả nước.

          Từ khóa tìm kiếm nhiều: thu nhap binh quan dau nguoi